.
Biệt thự 77 Nguyễn Thái Học được đánh giá có giá trị kiến trúc cao, nhưng nay đã “biến” thành một nơi trưng bày sản phẩn thô kệch, xấu xí (ảnh sưu tầm internet).
Để quản lý, bảo tồn biệt thự cũ, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản như Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND, ngày 28/11/2013, ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây từ trước năm 1954 trên địa bàn TP Hà Nội; Quyết định số 7177/2013/QĐ-UBND, ngày 28/11/2013, về danh mục các nhà biệt thự cũ.
Tuy nhiên, thời gian gần đây chính sự buông lỏng quản lý, thiếu minh bạch thông tin là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc nhiều căn biệt thự tại Hà Nội nằm trong danh mục cấm mua bán, cấm sử dụng, là tài sản của quốc gia vẫn bị các “đại gia” bất động sản lợi dụng kẽ hở của pháp luật thâu tóm, đặc biệt là những căn tọa lạc ở vị trí đất “vàng”. Cũng có nhiều ngôi biệt thự đã tư nhân hóa quyền sở hữu, chứa tới cả chục hộ gia đình cùng sinh sống. Điển hình như một số biệt thự trong khu phố cổ như Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Quán Sứ… Các hộ dân mạnh ai nấy làm, tự ý sửa chữa khiến cho ngôi biệt thự lại càng nhanh xuống cấp hơn.
Hoặc có một số trường hợp như biệt thự số 77 Nguyễn Thái Học (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) do Liên minh HTX Việt Nam quản lý sử dụng, biệt thự này cũng thuộc danh mục biệt thự cũ xếp nhóm 3 xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn TP Hà Nội, Ban hành theo Quyết định số 7177/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên hiện nay, biệt thự số 77 Nguyễn Thái Học đang được “nhắm mắt” cho sửa chữa, cơi nơi sai quy định và đã “biến” thành một công trình xấu xí, thô kệch.
Mặc dù Nhà khách Liên minh HTX Việt Nam đã có công văn gửi tới Báo Xây dựng “biện minh” về việc sửa chữa cải tạo lại căn biệt thư như sau: “Trụ sở làm việc của Liên minh HTX Việt Nam tại 77 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội là một trong những địa điểm được đưa vào chương trình quản lý sử dụng khai thác cơ sở vật chất để phát triển kinh tế ngành theo các nghị quyết của thường trực Liên minh HTX Việt Nam. Căn cứ vào đó, Nhà khách Liên minh HTX Việt Nam – đơn vị trực thuộc được giao quản lý đã tìm kiếm các đối tác tiềm năng để cùng phối hợp khai thác. Quá trình hợp tác đã dẫn đến nhu cầu sửa chữa để phù hợp với mục đích sử dụng. Trong khả năng của mình, chúng tôi đã hết sức tạo điều kiện vừa để phù hợp với yêu cầu của đối tác nhưng vẫn phải tuân thủ theo pháp luật về xây dựng, phối hợp chặt chẽ với UBND phường Điện Biên, Thanh tra xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng để đảm bảo các hoạt động cải tạo nằm trong phạm vi được cho phép; phối hợp yêu cầu khắc phục khi được các ban, ngành thông báo vi phạm”.
Tuy nhiên đối với những gì nhìn thấy, thì việc những “biện minh” này không thuyết phục, bởi hiện nay một căn biệt thự đẹp đã bị “phá nát” vì nhu cầu kinh tế.
Biệt thự 77 Nguyễn Thái Học thuộc danh mục biệt thự cũ xếp nhóm 3 xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn TP Hà Nội, thế nhưng Hà Nội vẫn “im lặng” để cho các tổ chức, cá nhân “phá nát” căn biệt thự này.
Mặc dù, Thủ đô cũng “may mắn” còn lại một số biệt thự có giá trị kiến trúc cao, cần được bảo tồn. Trong đó, Phủ Chủ tịch, Đại học tổng hợp, bốt Hàng Đậu, bệnh viện K là 4 trong số 10 công trình mang kiến trúc Pháp cổ ở thủ đô từng được đề xuất bảo tồn, phát huy giá trị. Nhưng với sự thờ ơ, nửa vời của Hà Nội trong công tác quản lý biệt thự cổ hiện nay, khiến nhiều biệt thự cổ có giá trị kiến trúc đã bị người dân tự ý đập bỏ, xây mới, cơi nới, phá hủy kiến trúc ban đầu nhưng chính quyền Hà Nội không hề hay biết, hoặc có những biệt thự đang rất chắc chắn lại bị liệt vào diện bị xuống cấp nghiêm trọng.
Biệt thự số 12 + 14 Phan Đình Phùng hiện đang là trụ sở Đảng ủy – HĐND – Ủy ban MTTTQ và các đoàn thể phường Quán Thánh, tuy đã được xây từ rất lâu, có tu sửa nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của căn biệt thự.
Trở lại câu chuyện về việc “tạo điều kiện” cho việc “tàn phá” biệt thự tại Hà Nội thời gian qua như tại biệt thự số 77 Nguyễn Thái Học (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) do Liên minh HTX Việt Nam quản lý sử dụng. Để tạo tính răn đe, làm gương cho các trường hợp khác, trước hết phải xử lý trách nhiệm của Liên minh HTX Việt Nam và truy cứu trách nhiệm của lãnh đạo UBND phường Điện Biên, quận Ba Đình trong việc để “phá nát” một biệt thự có giá trị kiến trúc như biệt thự số 77 Nguyễn Thái Học.
Hà Nội cũng cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt đối với trường hợp tự phá dỡ, làm biến dạng, xây dựng mới nhà biệt thự không đúng quy định. Rà soát và xử lý các công trình vi phạm cơi nới, lấn chiếm, xây dựng trái phép đang tồn tại trong khuôn viên biệt thự thuộc danh mục quản lý theo Đề án bảo tồn.
Theo Báo Xây Dựng
Với diện tích 73 m2, nhiều người loay hoay khi bố trí đồ đạc, nhưng nhờ sự sáng tạo, đôi vợ chồng trẻ đã tạo nên những nét khác biệt.
Xem tiếpCăn hộ có 6 phòng ngủ ở Dubai được rao bán 10 triệu bảng (300 tỷ đồng), gấp khoảng 100 lần căn hộ cao cấp ở Việt Nam.
Xem tiếpNgôi nhà có chiều rộng 2 m nhưng nhờ biết cách bố trí mà cô gái trẻ đã trang bị cho mình không gian sống rộng rãi, yên bình.
Xem tiếpCăn nhà 40 năm tuổi được cải tạo đẹp như mới với khoản tiền 120 triệu đồng.
Xem tiếp